Thổ nhưỡng là gì? Thổ nhưỡng có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sản xuất? Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như vai trò của thổ nhưỡng đối với sản xuất để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
- Thổ nhưỡng là gì?
- Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành thổ nhưỡng
- Khí hậu
- Địa hình
- Thời gian
Thổ nhưỡng là gì?
Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa lý, là một danh từ Hán Việt, thổ có nghĩa là đất, nhưỡng có nghĩa là đất mềm cho nên thổ nhưỡng là loại đất có lớp vật chất có tính chất mềm, xốp, thích hợp cho việc trồng trọt.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì loại đất mềm và tơi xốp, chất dinh dưỡng phong phú là môi trường để thực vật phát triển tốt, thích hợp cho việc trồng trọt cũng được gọi là thổ nhưỡng.
Hình ảnh thổ nhưỡng
Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành thổ nhưỡng
Quá trình hình thành thổ nhưỡng bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, cụ thể là những yếu tố được nêu dưới dây.
Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành thổ nhưỡng. Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí ảnh hưởng đến quá trình hình thành của đất.
Bên cạnh đó khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành thổ nhưỡng thông qua sinh vật khác. Những sinh vật ở trong đất là tác nhân làm cho đất mềm, tơi xốp và già chất dinh dưỡng.
Một số sinh vật như giun, kiến, dế là tác nhân làm cho đất trở nên tơi, xốp hơn nhờ vào các hoạt động của chúng.
Một số loại thực vật có khả năng làm vỡ những lớp đất đá cứng cản trở khả năng phát triển của chúng. Các sinh vật sau khi chết đi, xác của chúng sẽ phân hủy thành mùn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Vì vậy, khí hậu chính là yếu tố góp phần hình thành nên thổ nhưỡng.
Địa hình
Địa hình chính là yếu tố làm nên sự đa dạng của đất. Trên Trái Đất xuất hiện nhiều loại đất khác nhau như đất ở vùng núi, đất ở đồng bằng, đất ở ven biển chính là do địa hình tác động nên. Vì vậy, quá trình hình thành thổ nhưỡng cũng phụ thuộc rất nhiều vào địa hình ở nơi đó.
Địa hình vùng núi thường có nhiều lớp đất, đá. Đất ở nơi đây không có sự phì nhiêu. Vì vậy, đây là một trong những địa hình ít hình thành nên thổ nhưỡng.
Hay như địa hình ven biển, cát chiếm phần lớn, đất nghèo chất dinh dưỡng cho nên đây cũng không phải là nơi lý tưởng để thổ nhưỡng được hình thành.
Ngược lại, địa hình đồng bằng bằng phẳng, loại đất có độ phì cao, tơi, xốp và mềm chiếm tỷ lệ khá nhiều trong đất ở nơi đây. Đó là lý do các vùng đồng bằng thường phát triển về các hoạt động sản xuất hơn các vùng địa hình khác.
Thời gian
Quá trình hình thành thổ nhưỡng cũng bị phụ thuộc một phần vào số tuổi của đất. Theo các nhà nghiên cứu, tuổi đất được tính từ khi đất bắt đầu hình thành. Quá trình hình thành đất dài hay ngắn có tác động không nhỏ đến việc hình thành thổ nhưỡng.
Số tuổi của đất thể hiện quá trình đất bị tác động dài hay ngắn. Từ đó đánh giá được khả năng hình thành thổ nhưỡng của đất. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, đất ở vùng ôn đới có tuổi thọ ngắn, ngược lại đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt là đất tuổi thọ cao.
Con người
Yếu tố cuối cùng cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng chính là sự tác động của con người.
Những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người có thể khiến đất bị mất đi sự màu mỡ, bạc màu, xói mòn. Ví dụ hành động chặt phá rừng lấy gỗ của con người có thể khiến đất ở vùng đó trở nên bạc màu, xói mòn làm cho đất mất đi sự phì nhiêu vốn có.
Nhưng mặt khác việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của con người có thể làm những vùng đất không có thổ nhưỡng lúc trước trở nên tốt hơn nhờ các biện pháp rửa phèn, rửa mặn, thau chua,...
Ngoài ra hoạt động trồng trọt, canh tác cũng khiến đất trở nên tốt hơn do có sự kiểm soát hợp lý.
Hiện nay, do hoạt động sinh hoạt của con người, môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, vì đó nên việc đất trở nên xấu hơn cũng diễn ra càng nhiều.
Con người nên có biện pháp khắc phục vấn đề trên bằng các biện pháp như thúc đẩy và tuân theo các chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước, cùng nhau phát triển hoạt động sản xuất một cách đúng đắn và hợp lý, chung tay hành động trồng cây gây rừng, canh tác đất hiệu quả.
Đất bị xói mòn làm mất đi sự phì nhiêu vốn có
Các đặc điểm của thổ nhưỡng
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng:
Thổ nhưỡng gồm khoáng và hữu cơ
Thành phần khoáng: là thành phần chiếm tỉ trọng lớn trong đất, gồm các hạt khoáng có kích thước không đồng đều nhau, màu sắc loang lổ.
Thành phần hữu cơ: Có màu xám thẫm, hoặc màu đen, thường nằm ở tầng trên cùng của lớp đất, chiếm tỉ trọng nhỏ.
Đặc điểm của thổ nhưỡng ở Việt Nam
Do địa hình trải dài từ Bắc đến Nam, từ vùng núi đến đồng bằng rồi ven biển. Địa hình, khí hậu vô cùng đa dạng, đất được hình thành nên cũng vô cùng phong phú.
Mỗi địa hình, khí hậu, đất sẽ có những đặc điểm khác nhau. Do đó, đất ở mỗi vùng cũng sẽ có độ phì, hàm lượng dinh dưỡng, độ mềm, tơi, xốp không giống nhau.
Các loại đất ở Việt Nam phải kể đến như đất xám phù sa cổ, đất bazan, đất feralit trên đá vôi, đất phèn, đất mặn, đất cát pha, đất cát biển,… Trong đó hai loại đất có độ phì nhiêu cao thích hợp cho việc trồng trọt nhất phải kể đến là đất phù sa và đất đỏ bazan.
Đất bazan phân bố nhiều ở khu vực Tây Nguyên. Đất được hình thành trên đá bazan, là kết quả của quá trình phong hóa đá bazan, khá phì nhiêu. Một số cây trồng nông nghiệp thích hợp trồng trên loại đất này là cà phê, hồ tiêu,...
Đất phù sa phân bố nhiều ở các vùng đồng bằng là hai loại đất có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao nhất, là môi trường lý tưởng để trồng trọt.
Ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai nơi tập trung nhiều đất phù sa nhất, sau đó là các tỉnh ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
Đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do được bồi đắp phù sa hàng năm nên màu mỡ hơn. Đất phù sa ở Đồng bằng Duyên hải miền Trung hình thành do tác động của sông biển nên đất bị nhiễm chua, nghèo mùn, có tình trạng đất pha cát.
Vì vậy, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi phát triển mạnh về lĩnh vực trồng trọt nhất cả nước. Sản lượng cây ăn trái và sản lượng lương thực ở những vùng này luôn đứng ở top đầu của cả nước.
Ngược lại, những vùi núi cao hay ven biển đất không có giá trị dinh dưỡng cao hoặc dễ bị nhiễm mặn, nhiễm phèn như vùng núi cao phía Bắc hay các tỉnh duyên hải miền Trung thì khó đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đất đỏ bazan ở Tây Nguyên
Vai trò của thổ nhưỡng đối với sản xuất
Thổ nhưỡng có vai trò vô cùng to lớn đối với cả sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm ngành sản xuất ở nước ta phát triển được như ngày hôm nay.
Đối với sản xuất nông nghiệp: thổ nhưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trồng các loại lương thực quan trọng như lúa gạo, ngô,… và các loại cây ăn trái, cà phê để xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những nước mạnh về xuất khẩu lúa gạo và cà phê trên thế giới, điều này góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nếu không có nhiều thổ nhưỡng, việc sản xuất lương thực sẽ trở nên khó khăn hơn, bắt buộc phải nhập khẩu từ nước khác, mất đi nguồn lợi từ việc xuất khẩu.
Trồng trọt lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Đối với sản xuất công nghiệp: là nơi để xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, góp phần tô điểm cho đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Kết luận
Tóm lại, để trả lời ngắn gọn cho câu hỏi thổ nhưỡng là gì?, chúng ta có thể nói thổ nhưỡng chính là loại đất hữu ích, đem lại giá trị cho con người.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về định nghĩa, đặc điểm cũng như vai trò của thổ nhưỡng đối với các hoạt động sản xuất của con người.