Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp là gì
- A. Phản ứng hóa hợp là gì
- 1. Khái niệm
- 2. Ví dụ phản ứng hóa hợp
- 3. Đặc điểm phản ứng hóa hợp
- B. Phân loại phản ứng hóa hợp
- 1. Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa
- 2. Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa
- C. Bài tập vận dụng liên quan
Phản ứng hóa hợp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học 9. Để giúp các em học sinh hiểu hơn về phản ứng này, VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp. Đây là tài liệu hay được VnDoc biên soạn tổng hợp lại các nội dung trong tâm của phản ứng hóa hợp, cũng như giúp bạn đọc tìm hiểu phản ứng hóa học, từ đó đưa các ví dụ phản ứng hóa hợp và các dạng câu hỏi bài tập.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan
- Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
- Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì
- Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ
- Phương trình oxi hóa khử
- Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp
A. Phản ứng hóa hợp là gì
1. Khái niệm
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
2. Ví dụ phản ứng hóa hợp
4P + 5O2 → 2P2O5
N2O5 + 3H2O → 2HNO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
SO3 + H2O → H2SO4
3. Đặc điểm phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp có thể có sự thay đổi số oxi hóa hoặc không thay đổi số oxi hóa tùy vào bản chất chất tham gia.
B. Phân loại phản ứng hóa hợp
1. Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa
- Đơn chất + Đơn chất → Hợp chất
Kim loại điển hình + Phi kim điển hình → Hợp chất ion
4Al + 3O2→ 2Al2O3
- Phi kim + Phi kim → Hợp chất cộng hóa trị
S + O2 → SO2
- Đơn chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
H2 + C2H4 → C2H6
- Hợp chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
C2H4 + H2O → C2H5OH
2. Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa
- Oxit bazơ + Oxit axit → Muối
CaO + CO2 → CaCO3
- Oxit bazơ + Nước → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
- Oxit axit + Nước → Axit
SO3 + H2O → H2SO4
- Oxit axit + Bazơ → Muối axit
SO2 + KOH → KHSO3
- Amoniac + Axit → Muối amoni
NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp
A. Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaCO3 CaO + CO2↑
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Câu 2. Cho phản ứng: C + O2 CO2. Phản ứng trên là:
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng toả nhiệt
C. Phản ứng cháy.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Chất mới CO2 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là C và O2 => đây là phản ứng hóa hợp. C phản ứng cháy với O2 tỏa nhiều nhiệt.
Câu 3. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học
A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu
C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu
D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
B. 2Mg + O2 2MgO
C. 2KClO3 2KCl + 3O2
D. Na + H2O → 2NaOH + H2
B. 2Mg + O2 2MgO
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp
A. CuO + H2 → Cu + H2O
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 6. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa - khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3
Câu 7. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là chất không phản ứng được với nhau
A. AlCl3 và Na2CO3 loại vì
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
B. HNO3 và NaHCO3 loại vì
Ba(NO3)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + 2NaNO3 + CO2 + H2O
C. NaAlO2 và KOH đúng vì
Không phản ứng
D. NaCl và AgNO3 loại vì
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 8. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp
A. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaCO3 → CaO +CO2
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 9. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
B. Lò luyện gang dung không khí giàu oxi
C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 là phản ứng hóa hợp
D. Đèn xì oxi- axetilen là một trong những ứng dụng của oxi
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 là phản ứng hóa hợp => là phản ứng thế
Câu 10. Đâu không là phản ứng hóa hợp
A. 2Cu + O2 2CuO
B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
C. Mg + S → MgS
D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng D có 2 chất sản phẩm nên không phải phản ứng hóa hợp.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ đều là phản ứng oxi hóa - khử.
B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa - khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
C. Các phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa - khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hóa khử.
Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa - khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
Câu 12. Câu nào sau đây sai khi nói về phản ứng hóa học
A. Trong phàn ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
B. Sự thay đổi liên kết giữa nguyên tử chỉ liên quan đến electron.
C. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến nơtron.
D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên sau phản ứng.
C. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến nơtron sai vì Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến electron
Câu 13. Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là
A. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh.
B. Đun nóng bột sắt , sau đó đun nóng bột lưu huỳnh.
C. Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
D. Bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
Câu 14. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học mà không cần phải đun nóng?
A. Lưu huỳnh tác dụng với sắt.
B. Phân hủy đường thành than.
C. Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
D. Than cháy trong không khí.
Kẽm tác dụng với axit clohiđric.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 15. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp?
A. ZnO + H2 → Zn + H2O
B. BaO + H2O → Ba(OH)2
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
D. CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Phản ứng hóa hợp là: BaO + H2O → Ba(OH)2 vì có 2 chất tham gia tạo thành 1 chất sản phẩm
Câu 16. Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là
A. cây nến cháy sáng chói.
B. cây nến cháy bình thường.
C. cây nến bị tắt ngay.
D. cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.
Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là: cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.
Vì trong lọ thủy tinh còn 1 ít không khí nên có thể duy trì sự cháy cho cây nến 1 thời gia, Khi hết oxi trong lọ, cây nến tắt.
Câu 17. Nội dung nhận định nào sau đây là sai?
A. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
B. Trong quá trình phản ứng hóa học, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
C. Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.
D. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến nơtron.
Câu 18. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học?
A. Hòa tan muối ăn vào nước cho đến khi muối ăn tan hết
B. Phân hủy thuốc tím ở nhiệt độ cao
C. Mở nắp chai coca thấy sủi bọt khí
D. Để chậu nước ngoài sân nắng, thấy nước trong chậu nóng lên
Trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là:
Phân hủy thuốc tím ở nhiệt độ cao
Câu 19. Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 - 20 = 80%)
A. 13440 lit
B. 6720 lit
C. 4480 lit
D. 3460 lít
Khối lượng C có trong than là:
mC = %mC/ 100%. mthan= 80%/100%.9 = 7,2 (kg) = 7200 (g)
Số mol C là:
nC = mC/MC=7200/12 = 600 (mol)
Phương trình hóa học: C + O2 ⟶ CO2
Theo phương trình hóa học 1 → 1 (mol)
Phản ứng: 600 → 600 (mol)
Thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra là: VCO2(dktc) = nCO2 × 22,4 = 600 × 22,4 = 13440 (lít)
.......................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em có thể nắm vững kiến thức về phản ứng hóa hợp, cũng như vận dụng làm bài tập liên quan một cách dễ dàng hơn.
Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.