Phản ứng MgO + HCl → MgCl2 + H2O
1. Phương trình phản ứng MgO ra MgCl2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Tiến hành phản ứng MgO tác dụng với HCl
Cho MgO phản ứng với dung dịch axit HCl.
MgO tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của MgO (Magie oxit)
MgO là oxit tác dụng được với axit như HCl, HNO3,...
4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)
HCl có tính oxy hóa, tác dụng oxit kim loại tạo thành muối clorua + nước
5. Mở rộng kiến thức về MgO
5.1. Tính chất vật lí
Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy 2852oC.
5.2. Tính chất hóa học
Mang tính chất hóa học của oxit bazo:
Tác dụng với axit
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)3 + H2O
Tác dụng với oxit axit
MgO + CO2 → MgCO3
5.3. Điều chế
Đốt Mg trong không khí:
2Mg + O2 -to→ 2MgO
5.4. Ứng dụng
MgO là thành phần chính trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng vì chịu được nhiệt độ rất cao.
Magie Oxit là một thành phần chống cháy chính trong các vật liệu xây dựng với đặc tính nổi bật là chống cháy, chống mối, chống ẩm, chống nấm mốc và kháng nấm mốc, và độ bền.
Magie Oxit là một trong những thành phần của xi măng Portland trong các nhà máy chế biến khô .
Magie Oxit còn được ứng dụng trong công nghệ gốm với tác dụng là chất trợ chảy và tăng khả năng chống rạn men.
MgO được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý đất, nước ngầm, xử lý nước thải, xử lý nước uống bằng cách ổn định độ pH.
6. Tính chất hóa học của HCl
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.
6.1. Tác dụng chất chỉ thị
Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
HCl → H+ + Cl-
6.2. Tác dụng với kim loại
Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Cu + HCl → không có phản ứng
6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo
Sản phẩm tạo muối và nước
NaOH + HCl → NaCl + H2 O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2 O
Fe2 O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2 O
6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(dùng để nhận biết gốc clorua )
Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl + 2H2 O
K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O
Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)
3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O
NOCl → NO + Cl
Au + 3Cl → AuCl3
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây phản ứng dung dịch axit HCl
A. Fe2O3, MgO, Cu
B. K, CuO, Ag
C. MgO, Fe2O3, Fe
D. Mg, MgO, Cu
Lời giải:
Câu 2. Cho các chất rắn: Al2O3, KOH, Al, Zn, Na2O, K2O, Cu, Ba. Chất rắn nào có thể tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư?
A. Al, Zn, Na2O.
B. ZnO, Al2O3, Na2O; KOH.
C. Al, Zn, Ba, Al2O3.
D. Tất cả chất rắn đã cho trừ Cu
Lời giải:
Câu 3. Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch
A. NaOH và KNO3
B. KOH và CaO
C. Fe(OH)2 và NaCl
D. CaCO3 và HCl
Lời giải:
Câu 4. Dãy chất nào sau đây đều là oxit bazơ
A. CO, BaO, Na2O, MgO
B. CuO, Na2O, CO2, MgO
C. MgO, CuO, BaO, Na2O
D. CO2, CuO, Al2O3, MgO
Lời giải:
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O
Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O