Kính cận là thấu kính gì Các loại kính phù hợp với người cận

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến mà nhiều người mắc phải. Kính cận là thấu kính gì? Khi cận bao nhiêu độ thì bạn mới cần phải đeo kính và ưu nhược điểm của từng loại kính cận là gì. Cùng chúng tôi bật mí về kính cận trong bài viết sau đây bạn nhé.

Kính cận là thấu kính gì?

Kính cận là thấu kính gì?

Kính cận là thấu kính gì?

Trước khi tìm hiểu kính cận là thấu kính gì, chúng ta sẽ tìm hiểu hiệu tượng cận thị là gì trước để bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

Hiện tượng cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ nhiều người mắc phải trên thế giới hiện nay. Khi mắc tật khúc xạ này, bạn chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần. Vật càng xa tầm mắt thì càng bị mờ, nhòe. Nguyên nhân của tật cận thị là do ánh sáng khúc xạ hội tụ ở trước võng mạc thay vì trên võng mạc như mắt người bình thường. Khi độ cận càng cao, khả năng nhìn xa của bạn càng bị giảm đi.

Cận thị khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có khả năng tiến triển thêm nếu không được điều trị thích hợp.

Kính cận là thấu kính gì?

Kính cận là thấu kính phân kỳ hay còn được gọi là kính cầu lõm do chúng lõm ở trong và dày hơn ở mép ngoài. Đây là vật dụng hỗ trợ tầm nhìn cho người bị cận thị hiệu quả và an toàn. Nhờ kính cận mà các tia sáng hội tụ được đúng vị trí trên võng mạc, giúp người cận thị nhìn rõ được các vật ở xa.

Kính cận bao gồm 2 loại chính: Kính gọng và kính áp tròng

Kính gọng: là kính làm từ thủy tinh, có gọng khi đeo. Chúng dễ đeo, dễ tháo và dễ sử dụng.

Kính áp tròng: là thấu kính làm từ chất liệu tổng hợp, khi đeo được đặt trực tiếp trên bề mặt giác mạc. Loại kính này có yêu cầu về vệ sinh cao hơn so với kính gọng.

Kính cận và kính áp tròng

Kính cận và kính áp tròng

Tròng kính được làm từ chất liệu gì?

Tròng kính được làm từ các chất liệu khác nhau. Hiện nay, có một số chất liệu tròng kính phổ biến như:

Tròng thuỷ tinh: khá phổ biến, chất liệu này khá nặng khi đeo do đó chỉ kính gọng mới sử dụng loại chất liệu này. Ưu điểm của kính gọng làm bằng thủy tinh đó là độ bền cao, ít bị trầy xước, không dễ nứt vỡ.

Tròng nhựa: Trọng lượng nhẹ hơn thủy tinh, giá thành thấp và độ an toàn cao.

Tròng nhựa có chỉ số cao: mỏng nhẹ hơn so với tròng nhựa thường.

Tròng Polycarbonate và Trivex: là chất liệu chính của kính thể thao, kính bảo hộ và kính cận dành cho trẻ em. Đây là chất liệu làm kính khá nhẹ, có khả năng chống va đập tốt và hạn chế việc nứt, vỡ.

Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Không cần phải cận thị nặng thì bạn mới cần đeo kính. Ở độ cận nhẹ, bạn cũng nên sử dụng kính để hạn chế các tiến triển của tật cận thị. Ngoài ra, việc đeo kính còn giúp cho công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn thuận tiện hơn.

Cụ thể, cận trên 0,75 độ thì bạn nên bắt đầu đeo kính. Ở độ cận 0,75 độ đến 2 độ khi làm việc với máy tính và các công việc cần tầm nhìn xa thì bạn nên đeo kính để đảm bảo tầm nhìn tốt. Cận 2 độ trở lên, bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày hơn nếu không đeo kính. Do đó, bạn sẽ cần phải đeo kính thường xuyên hơn để hạn chế mỏi mắt, tăng độ.

Cận trên 0,75 độ bạn nên đeo kính

Cận trên 0,75 độ bạn nên đeo kính

Các loại kính cho người cận thị, ưu và nhược điểm

Khi bị cận thị và muốn lựa chọn kính phù hợp, bạn sẽ phân vân giữa kính gọng và kính áp tròng. Cùng Doll Eyes điểm qua các ưu điểm của kính gọng và kính áp tròng này nhé:

Kính gọng

Kính gọng có những ưu điểm và những điểm hạn chế sau:

Ưu điểm

  • Cho bạn tầm nhìn tốt, rõ ràng.
  • Bảo vệ mắt khá an toàn, đặc biệt là trước các tác nhân môi trường như gió bụi.
  • Khi sử dụng, mắt vẫn sẽ duy trì độ ẩm bình thường và ít bị khô hơn so với khi dùng kính áp tròng.
  • Không có nhiều nguy cơ viêm nhiễm vì kính được đặt cách xa mắt nên được xem là khá an toàn.
  • Dễ đeo, dễ sử dụng, dễ mang bên mình.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Chi phí cho một chiếc kính gọng phổ thông rẻ, không phát sinh thêm các phụ phí để duy trì bảo dưỡng khác.
  • Kính bền, thời gian sử dụng lâu nếu không bị lên độ.

Nhược điểm

Một số nhược điểm của kính gọng có thể kể đến như:

  • Thu hẹp tầm nhìn do sự che chắn của gọng kính.
  • Đối với những bạn đeo kính lâu năm và có độ cận cao thì khi tháo kính ra mắt sẽ trông hơi “dại”.
  • Không thích hợp dành cho các hoạt động thể thao và các hoạt động mạnh do nguy cơ rơi vỡ kính cao.
  • Nếu kính bị va đập hoặc rơi vỡ thì tổn thương ở mắt có thể rất cao.
  • Thường bị hơi nước và hơi sương làm cho mờ kính, đặc biệt trong những ngày thời tiết thất thường, quá lạnh sẽ càng bất tiện.

Kính áp tròng

Những ưu và nhược điểm của kính áp tròng gồm có:

Ưu điểm

  • Cho tầm nhìn rõ ràng, sắc nét.
  • Nhỏ gọn, tiện lợi và có thể mang theo khi đi bất kỳ đâu.
  • Tầm nhìn mang lại rộng, toàn cảnh như khi không đeo kính do không bị chắn bởi gọng kính.
  • Gia tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt khi sử dụng. Đặc biệt, kính áp tròng màu và kính giãn tròng còn cho phép bạn đổi màu và nâng size mắt.
  • Phù hợp kể cả với các hoạt động mạnh, hoạt động vận động thể thao ngoài trời.
  • Ít các nguy cơ rơi vỡ nguy hiểm đến mắt.
  • Ít sự cố về chấn thương va đập nghiêm trọng.

Nhược điểm

Các nhược điểm của kính áp tròng có thể kể đến như:

  • Yêu cầu bạn phải học cách đeo và tháo khi mới sử dụng.
  • Thời gian sử dụng lens ngắn, chỉ nên sử dụng tối đa 8 tiếng mỗi ngày.
  • Sử dụng lâu hoặc không tra thuốc nhỏ mắt thường xuyên có thể gây khô mắt.
  • Có yêu cầu bảo quản và vệ sinh kính cao để đảm bảo không ảnh hưởng đến mắt.
  • Không thích hợp để đeo khi bị đau mắt hoặc khi gặp các vấn đề về mắt.
  • Dùng lâu khi sử dụng với máy tính sẽ gây mỏi mắt.
  • Kính áp tròng có thời hạn sử dụng không cao, thường chỉ dưới 1 năm.

Kính áp tròng có yêu cầu vệ sinh cao

Kính áp tròng có yêu cầu vệ sinh cao

Như vậy, chúng tôi vừa giải đáp kính cận là thấu kính gì và so sánh ưu và nhược điểm của các loại kính cận. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp bạn chọn được loại kính phù hợp với mình nhất nhé.