Công nghệ số ngày càng được áp dụng vào đời sống, công việc, xã hội nên chiếc máy tính rất quan trọng với con người vào thời buổi 4.0. Nhưng xung quanh chiếc máy tính thì có vô vàn những thông tin mới lạ khó mường tượng như dữ liệu, thống kê, phần cứng, phần mềm,... Bên cạnh đó, các thắc mắc xoay quanh các thông tin đó như: dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng gì? Hay làm sao để lưu trữ hiệu quả ? Để hiểu rõ hơn về máy tính, hãy cùng Chiêm Tài Mobile khám phá và tìm hiểu về các thông tin này nhé!
1. Dữ liệu máy tính được hiểu như thế nào?
Dữ liệu máy tính là hình ảnh, video, văn bản, thông tin,... được xử lý và lưu trữ bởi máy tính và có thể chia sẻ sang các thiết bị khác bằng kết nối mạng hoặc thiết bị truyền khác nhau.
2. Dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng nào?
Dữ liệu máy tính được lưu trữ dưới dạng bit và có thể lưu các dữ liệu dưới các dạng sau đây:
2.1. Sử dụng một số trang web có thể lưu trữ dữ liệu
-
Google drive
Google drive là phần mềm cho phép lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí lên tới 15GB. Bên cạnh đó, Google drive còn hỗ trợ người dùng truy cập từ tất cả mọi nơi và còn tìm kiếm các tệp qua tên và dạng tệp dễ dàng. Google drive còn được người dùng ưa chuộng nhờ tính năng dễ dàng chỉnh sửa và xem lại lịch sử nhanh và chính xác.
-
Dropbox.com
Dropbox.com là phần mềm cho phép dữ liệu được lưu trữ dưới dạng online miễn phí lên đến 2GB. Với thiết kế giao diện thông minh khiến người dùng dễ dàng sắp xếp và lưu trữ dữ liệu nên Dropbox được người dùng đánh giá cao. Ngoài ra, tự động sao lưu thông tin nếu được cài đặt, hay truy cập tài liệu mà không cần mạng.
-
Onedrive
Đây là phần mềm được phát triển bởi Microsoft và được cài đặt sẵn trên các máy sử dụng hệ điều hành Windows nhằm mục đích dễ dàng sao lưu các tài liệu. Bên cạnh đó, họ vẫn hỗ trợ sao lưu miễn phí đến 15GB và chia sẻ album ảnh hoặc video.
-
Mega
Ứng dụng Mega có lẽ còn mới lạ với nhiều người nhưng với không gian lưu trữ rộng lớn và tự động sao lưu nên nó vẫn là ứng dụng sao lưu rất đáng dùng. So với các ứng dụng lưu trữ khác thì Mega cho phép người dùng lưu trữ lên đến 50GB và bảo mật 2 lớp cho các dữ liệu được sao lưu.
2.2. USB
Usb có kích thước nhỏ gọn nhưng bộ nhớ có thể lên đến 2TB, dễ dàng mang theo, lưu trữ tài liệu và truyền tải dữ liệu sang các thiết bị khác. Ngoài ra, một số Usb có tính năng bảo mật bằng dấu vân tay.
2.3. CD/DVD
Ngoài ra, dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng đĩa CD và DVD những cách này không còn phổ thông vì hiện nay có rất ít thiết bị hỗ trợ đọc đĩa CD hoặc DVD.
2.4. Thẻ nhớ
Cũng như Usb, thẻ nhớ cũng có thể lưu trữ được dữ liệu và với ưu điểm nhỏ, gọn, giá cả phù hợp nên dù có rất nhiều phương thức lưu trữ nhưng thẻ nhớ vẫn được nhiều nhà sáng tạo nội dung, nhiếp ảnh, những đối tượng có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn và đa dạng,...tin chọn. Ngoài ra, các mức dung lượng nhớ của thẻ nhớ cũng rất đa dạng như: thẻ nhớ 16GB, 32GB, 64GB,...
2.5. Ổ cứng ngoài
Ổ cứng cũng như là bộ nhớ ngoài của máy tính nhưng có không gian lưu trữ rất lớn.
Bạn muốn kiểm tra cấu hình máy tính, hãy xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
3. Phân loại dữ liệu hiện nay
Để việc lưu trữ dữ liệu dễ dàng và có logic hơn thì bước phân loại dữ liệu là 1 bước rất quan trọng do dữ liệu được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
3.1. Dữ liệu kiểu số
Dữ liệu số là các dữ liệu có số từ 0 tới 9 và dấu (+) là dương và dấu (-) là âm
3.1.1 Dữ liệu biểu diễn bằng dấu phẩy động
Số được biểu diễn dưới dạng x = ± mx . 10 Ex.
3.1.2 Dữ liệu biểu diễn bằng dấu phẩy tĩnh
Luôn có vị trí cố định ngăn cách giữa 2 phần: nguyên và lẻ.
3.2. Dữ liệu phi số
Ngoài thể hiện dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng số thì dữ liệu còn được thể hiện đa dạng bằng nhiều hình thể khác nhau dưới đây:
3.2.1. Dữ liệu hình ảnh
Ảnh là một tập hợp các điểm có các sắc tố ghép thành (pixel), các màu sắc tạo từ 3 màu cơ bản (red, green, blue) với cường độ khác nhau.
3.2.2. Dữ liệu logic
Thực tế, có các loại thông tin mà giá trị của nó có hai trạng thái đối lập nhau như là “có/không”, “đúng/sai”. Dữ liệu này được gọi là dữ liệu logic. Các dữ liệu logic có thể tác động với nhau thông qua các phép toán logic mệnh đề như “Và”, “hoặc”, “không”.
3.2.3. Mã hoá chữ và dữ liệu kiểu văn bản
Với k bít, có thể hiện 2k mã khác nhau. Mỗi mã dùng cho một ký tự (character - một kí hiệu của một chữ) (phân biệt với chữ - letter chỉ là một loại kí tự) .Bộ mã EBCDIC (Extended Binary Coded Decimal Interchange Code) vào những năm 70 dùng 6 bit có thể mã hoá được 64 ký tự: giới hạn cho chữ in, chữ số, các loại dấu.
Bộ mã ASCII (American Standard Codes for Information Interchange) dùng 7 bít cho phép biểu diễn 128 kí tự (32 mã đầu tiên dùng cho các mã điều khiển và truyền thông, tiếp theo là các dấu chính tả, các chữ thường, các chữ số, các dấu đặc biệt và các chữ in).
Bộ mã ASCII mở rộng dùng 1 byte cho một ký tự nên có khả năng biểu diễn lên đến 256 ký tự. 128 chỗ vùng tiếp theo có thể cho chữ của các nước châu Âu, chữ Hy lạp, chữ Slavo nhưng không thể đủ cho tiếng Trung Quốc (hơn 60.000 kí tự),cũng không thể hỗ trợ tiếng Việt dù rất ít kí tự (cần thêm 141 kí tự).
3.2.4. Ảnh vector
Ảnh vector là dạng lưu trữ các hình trên cơ sở tọa độ các điểm cơ bản. Ảnh vector tiết kiệm gian lưu trữ, dễ biến đổi ảnh.
3.2.5. Dữ liệu âm thanh
Cách đơn giản nhất là mã hoá bằng cách xấp xỉ dao động sóng âm bằng một chuỗi các byte thể hiện biên độ dao động tương ứng theo từng khoảng thời gian bằng nhau.
Các đơn vị thời gian này cần phải đảm bảo là đủ nhỏ để không làm nghèo âm thanh. Đơn vị thời gian này được gọi là chu kỳ lấy mẫu.
Khi phát lại, người ta thường dùng một mạch điện để tái tạo lại âm thanh từ các biên độ dao động của các chu kỳ lấy mẫu.
Có một số tiêu chuẩn định dạng âm thanh như wav,một số tiêu chuẩn khác cho phép nén âm thanh như mp3.
3.2.6. Hình ảnh bitmap
Ảnh trực tiếp thể hiện bằng điểm ảnh được gọi là ảnh bitmap hay ảnh raster.
4. Có bao nhiêu loại thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính?
Có hai loại lưu trữ dữ liệu trong máy tính:
4.1. Bộ nhớ thể rắn (SSD)
Cũng gần giống như USB, bộ nhớ thể rắn (SSD) có thể lưu trữ dữ liệu nhưng không thể tháo rời và mang đi như USB. So với ổ đĩa HDD truyền thống thì ổ đĩa SSD cho phép người dùng truy cập dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa HDD từ 80-100 lần. Bên cạnh đó, ổ đĩa SSD không có tiếng ồn như ổ HDD vì nó không cần điện, cũng không có cấu tạo “chuyển động” như ổ HDD. Bộ nhớ SSD hay được dùng để lưu trữ dữ liệu trong access được lưu trữ dưới dạng văn bản.
Bên cạnh đó, độ tin cậy về sai sót khi sử dụng của thẻ nhớ SSD cũng rất đáng kể vì cấu trúc của ổ SSD là cố định nên không thể có lỗi về cơ chế cấu tạo so với ổ HDD.
Tuy nhiên, tuổi thọ của ổ địa SSD phụ thuộc vào số lần ghi dữ liệu, cài đặt lại máy,...Nhưng điều này là không đáng kể vì phải cài lại hệ điều hành rất nhiều lần so với sử dụng thông thường thì ổ SSD mới hư hỏng. Dù hết số lần ghi dữ liệu nhưng người dùng vẫn có thể đọc nhưng không thể chỉnh sửa hay ghi chép.
4.2. Bộ nhớ HDD
Bộ nhớ HDD được cấu tạo từ đĩa nhớ và trục quay để đọc thông tin đã được người dùng đã ghi. Ưu điểm của bộ nhớ này là không giới hạn ghi nhớ thông tin, nói ngắn gọn có thể hiểu là người dùng có thể xóa đi cài lại hệ điều hành vô tận. Bộ nhớ HDD cũng cho phép dữ liệu trong access được lưu trữ dưới dạng văn bản và tất cả các dữ liệu khác.
Tuy nhiên, do sử dụng điện quay đĩa để đọc hoặc ghi thông tin nên việc truy cập thông tin chậm hơn rất nhiều so với đĩa SSD. Do cấu trúc quay nên rất dễ có lỗi vật lý khi sử dụng nên độ tin cậy khi ghi thông tin cũng thấp hơn đĩa SSD. Khi khởi động máy, bộ nhớ HDD bắt đầu hoạt động xoay chuyển đĩa nên gây tiếng ồn cho người dùng cảm nhận không máy tốt.
Dù có nhiều khuyết điểm nhưng ổ đĩa HDD vẫn có nhiều sự ưu ái từ người dùng là vì giá thành của ổ đĩa HDD rất thấp.
Việc lưu trữ dữ liệu được tốt và nhiều hơn thì cần một bộ nhớ lớn để có thể lưu trữ tất cả các thông tin, Chiêm Tài Mobile có các phụ kiện máy tính có khả năng lưu trữ lớn, bấm vào bài viết để tìm hiểu nhé.
5. Kiểu lưu trữ dữ liệu nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?
Ngành công nghệ rất phát triển nên việc lưu trữ dữ liệu rất quan trọng và yêu cầu về các cách lưu trữ rất cao. So với mặt bằng chung của các cách lưu trữ hiện nay thì lưu trữ trực tuyến được ưa chuộng nhất.
Lợi ích của việc lưu trữ dữ liệu trực tiếp là đồng bộ hoá trên mọi thiết bị, truy cập thông tin nhanh chóng, tự động sao lưu, bảo mật tốt và tiện lợi khi không ở dạng vật lý. Người dùng có thể truy cập tất cả các thông tin bằng mọi thiết bị đã được đồng bộ khi dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng online.
Mong rằng bài viết này sẽ đem lại được nhiều thông tin bổ ích về dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng nào cho người đọc về dữ liệu máy tính và các cách lưu trữ dữ liệu dưới các dạng khác nhau. Hãy bấm theo dõi chiemtaimobile.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và các chương trình khuyến mãi của các sản phẩm Xiaomi giá rẻ nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.