Điện trở là gì?
Điện trở là gì?
Điện trở có tên khoa học là Resistor được biết đến là một linh kiện thụ động trong mạch điện. Chức năng của nó là điều chỉnh mức tín hiệu và hạn chế dòng điện trong mạch. Nó được sử dụng để phân chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử hoạt động như bóng bán dẫn, tiếp điểm cuối trên đường dây điện và nhiều ứng dụng khác.
Trong điện tử và điện từ, điện trở của một vật là đặc trưng cho khả năng chịu được dòng điện chạy qua của vật đó. Đối ứng của điện trở là điện dẫn hoặc độ dẫn điện đặc trưng cho khả năng chạy của dòng điện.
Điện trở có công thức bao gồm:
R=U/I
Trong đó:
- U: Hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn điện (V)
- I: Cường độ dòng điện (A)
- R: Điện trở (Ω)
Ký hiệu của điện trở
Ký hiệu của điện trở
Điện trở có đơn vị đo lường là Ohm (Ký hiệu là Ω) đây cũng chính là đơn vị của điện trở trong hệ SI. Một Ohm tương đương với V/A.
Ngoài Ohm ra thì điện trở còn có rất nhiều giá trị khác nhau, nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất nhiều lần như: Ω (Ohm), mΩ (milliohm), kΩ (kilohm), mΩ (megaohm) được quy đổi như sau:
- 1 mΩ = 0.001 Ω
- 1 KΩ = 1000 Ω
- 1 MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω
Phân loại điện trở
Sau khi biết được điện trở là gì và ký hiệu của điện trở ra sao thì Blogthietbidien.com mời bạn tìm hiểu cách phân loại điện trở theo công suất và theo chất liệu. Nếu phân loại theo công suất thì hiện nay có 3 loại điện trở chính là.
- Điện trở thường: Có công suất khá nhỏ chỉ từ 0,125W - 0,5W
- Điện trở công suất: Là các loại điện trở có công suất lớn hơn từ 1W - 2W - 5W - 10W
- Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Tương tự với điện trở công suất nhưng loại điện trở này có bọc vỏ sứ và sẽ tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động.
Đối với trường hợp phân loại điện trở theo vật liệu thì hiện nay ta có 6 loại điện trở chính là:
- Điện trở cacbon.
- Điện trở màng hay còn gọi là điện trở gốm kim loại.
- Điện trở dây quấn.
- Điện trở film.
- Điện trở bề mặt.
- Điện trở băng.
Nguyên lý hoạt động của điện trở
Biết được điện trở là gì những bạn đã biết nguyên lý hoạt động của điện trở là gì hay chưa? Nếu chưa thì cùng Blogthietbidien.com tìm hiểu ví dụ dưới đây.
Theo định luật Ohm thì khi điện áp (V) đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là 1 hằng số điện trở (R ), có công thức như sau:
V=I*R
Ví dụ: Nếu 1 điện trở 400 Ohm được nối vào điện áp 1 chiều 14V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 14/400 = 0.035 Amperes.
Bảng màu điện trở
Bảng màu điện trở
Để đọc trị số của một điện trở, ngoài việc nhà sản xuất ấn định linh kiện của thiết bị, người ta còn sử dụng một quy ước chung để dễ đọc trị số điện trở và các thông số cần thiết khác. Giá trị được tính theo đơn vị Ω.
Cách đọc điện trở
Trên sơ đồ, điện trở thường được biểu thị bằng một hình chữ nhật dài. Trên thân có các vạch để dễ dàng phân biệt điện dung với điện trở. Cách đọc thông thường như sau:
- Hai vạch chéo (//) = 0.125w
- Một vạch chéo (/) = 0.25w
- Một vạch ngang (-) = 0.5w
- Một vạch đứng (|)= 1.0w
- Hai vạch đứng (||) = 2.0w
- Hai vạch chéo vào nhau (\/)= 5.0w
- Còn (X) = 10.0w
Đối với các trường hợp không ghi đơn vị thì khi đó ta sẽ tiến hành đọc theo quy ước sau:
- Từ 1 - 999Ω ghi là 1 đến 999.
- Từ 1000 - 999 000Ω ghi là 1K đến 999K.
- Từ 1MΩ trở lên ghi là 1,0; 2,0; 3,0… 5,0… 10,0… 20,0…
Lưu ý đối với các điện trở thường thì được ký hiệu bằng vòng 4 màu còn điện trở chính xác sẽ được nhà sản xuất ký hiệu bằng vòng 5 màu.
Sơ đồ mắc điện trở
Hiện nay có 3 cách mắc điện trở chính là: Mắc hỗn hợp, mắc song song và mắc nối tiếp. Cùng Blogthietbidien.com tìm hiểu chi tiết cách mắc bên dưới đây:
Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp
Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp
Đối với cách mắc nối tiếp thì điện trở (Rtd) có giá trị bằng tổng các điện trở thành phần. Công thức điện trở mắc nối tiếp như sau:
Rtd = R1 + R2 + R3
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và có công thức là:
I = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3)
Từ công thức trên ta có thể thấy được rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp sẽ có giá trị tỷ lệ thuận với điện trở.
Sơ đồ mắc điện trở song song
Sơ đồ mắc điện trở song song
Đối với cách mắc điện trở song song thì giá trị tương tương (Rtd) được tính toán dựa vào công thức sau:
(1/Rtd) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3)
Nếu trong mạch chỉ có 2 điện trở song song thì ta có:
Rtd = R2.R2/(R1+R2)
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song sẽ có công thức sau:
I1 = (U/R1),I2 = (U/R2),I3 = (U/R3)
Các điện áp trên các điện trở mắc song song luôn có giá trị bằng nhau.
Sơ đồ mắc điện trở hỗn hợp
Sơ đồ mắc điện trở hỗn hợp
Mục đích của việc mắc điện trở hỗn hợp chính là để tạo ra điện trở tối ưu hơn. Ví dụ như: nếu chúng ta cần 1 điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K
Ứng dụng của điện trở
Chắc chắn sau khi tìm hiểu tất cả các thông tin trên thì bạn rất tò mò về ứng dụng trong cuộc sống của điện trở đúng không nào. Trên thực tế thì điện trở có mặt ở khắp mọi nơi đặc biệt là trong các thiết bị điện tử với công dụng:
- Khống chế dòng điện qua tải sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp có 1 bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V. Chúng ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp từ một điện áp cho trước theo như ý muốn.
- Phân cực cho bóng bán dẫn được hoạt động bình thường.
- Tham gia vào các mạch tạo ra dao động RC.
- Điện trở có công dụng điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng.
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi chúng ta mắc nối tiếp.