Mục lục
- 1 Đồng hidroxit là gì?
- 2 Cu(OH)2 màu gì? Tính chất vật lý và cách nhận biết Cu(OH)2
- 2.1 Cu(OH)2 có kết tủa không hay Cu(OH)2 có kết tủa màu gì?
- 2.2 Tính chất vật lý của Cu(OH)2
- 2.3 Dấu hiệu nhận biết Cu(OH)2
- 3 Tính chất hóa học của Cu(OH)2
- 4 Điều chế Cu(OH)2
- 5 Ứng dụng Đồng hidroxit
- 6 Bài tập Đồng hidroxit
Đồng hidroxit Cu(OH)2 là một hợp chất rất quen thuộc và thường thấy trong các đề thi của môn hóa học. Vậy các bạn có biết Cu(OH)2 màu gì, cách nhận biết ra sao và nó có tính chất vật lý - hóa học như thế nào không? Hãy cùng ihoc tìm hiểu về hợp chất hiđroxit này qua bài viết nhé.
Đồng hidroxit là gì?
Đồng (II) hiđroxit là một hợp chất vô cơ thuộc phân loại bazơ, có công thức hóa học là Cu(OH)2. Hợp chất này không tan trong nước nhưng có thể tan được trong các dung dịch axit, NH3 đậm đặc và chỉ tan được trong NaOH trên 40% và đun nóng.
Công thức phân tử: Cu(OH)2
Công thức cấu tạo: HO - Cu - OH
Cu(OH)2 màu gì? Tính chất vật lý và cách nhận biết Cu(OH)2
Cu(OH)2 có kết tủa không hay Cu(OH)2 có kết tủa màu gì?
Đồng có kết tủa khi mà Đồng(II) hiđroxit được kết hợp bởi các ion Cu2+ và hidroxit (OH-) tạo ra kết tủa Cu(OH)2. Kết tủa Cu(OH)2 này có màu xanh lơ.
Vậy dung dịch CuOH có màu gì? CuOH hay còn được gọi là Đồng(I) hiđroxit là một bazơ của đồng kim loại với ion hiđroxit. Có công thức hóa học là CuOH, khối lượng mol là 80,55334 g/mol. Đây là một bazơ yếu, ổn định khá kém. Màu CuOH tinh khiết là màu vàng hoặc vàng cam, nhưng thông thường chúng ta sẽ thấy nó có màu đỏ đậm vì bị pha lẫn tạp chất.
Đối với Cu có màu gì? Đồng (Cu) là một trong 3 nguyên tố tự nhiên có màu khác với xám hoặc bạc (cùng với S và Au có màu vàng). Màu của đồng tinh khiết là màu đỏ cam, khi tiếp xúc với không khí, Cu có màu lam ngọc.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi Cu(OH)2 màu gì rồi đúng không. Đúng vậy, Cu(OH)2 là một bazơ yếu có màu xanh lơ và có m ~ 81g/mol. Xem thêm các tính chất vật lý và hóa học để hiểu hơn về hợp chất Đồng (II) hiđroxit này nhé.
- Có thể bạn quan tâm: Mg kết tủa màu gì?
Tính chất vật lý của Cu(OH)2
Đồng (II) hiđroxit hay Cu(OH)2 có màu xanh lơ và là một chất rắn không tan trong nước.
Dấu hiệu nhận biết Cu(OH)2
Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch axit HCl, ta được chất rắn tan dần cho dung dịch màu xanh lam.
Mặc dù là một bazơ nhưng Cu(OH)2 không làm quỳ tím hóa xanh vì đây là một bazơ yếu không tan trong nước.
Tính chất hóa học của Cu(OH)2
Vừa rồi, Bài giảng điện tử đã cho bạn biết Cu(OH)2 màu gì và các tính chất vật lý, cách nhận biết Đồng (II) hiđroxit thông qua axit. Tiếp đến, hãy cùng tìm hiểu các tính chất hóa học của Cu(OH)2 ngay sau đây.
Đồng hiđroxit có đầy đủ tính chất hóa học của một hidroxit không tan trong nước.
Tác dụng với axit: Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Có phản ứng nhiệt phân: Cu(OH)2 → CuO + H2O
Hòa tan trong dung dịch amoniac đậm đặc, tạo phức chất: Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Hòa tan trong dung dịch ancol đa chức có nhiều nhóm -OH liền kề, tạo phức chất: Cu(OH)2 + 2C2H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]Cu + 2H2O
Phản ứng với andehit: 2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO → HCOONa + CuO + 3H2O
Phản ứng màu biure: Trong môi trường kiềm, peptit sẽ tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím, là phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.
Điều chế Cu(OH)2
Trong phòng thí nghiệm, Cu(OH)2 được điều chế bằng cách cho muối đồng (II) như CuSO4 hay CuCl2 phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó lọc lấy kết tủa:
CuSO4 + 2NaOH ⟶ Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CuCl2 + 2NaOH ⟶ Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Tương tự, ta có thể rút ra công thức điều chế Cu(OH)2 bằng cách cho muối Cu (II) tác dụng với dung dịch bazơ OH- để thu kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lơ: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓
Ứng dụng Đồng hidroxit
Sau khi biết Cu(OH)2 màu gì, cách điều chế Cu(OH) trong phòng thí nghiệm. Hãy cùng xem thử nó có những ứng dụng nào trong sản xuất và sinh hoạt.
Dung dịch đồng (II) hidroxit trong amoniac NH4+, có khả năng hòa tan được xenlulozơ. Dựa vào tính chất này để dùng trong quá trình sản xuất rayon.
Được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thủy sinh để tiêu diệt các ký sinh bên ngoài cá bao gồm sán, cá biển mà không giết chết cá.
Được sử dụng như một sự thay thế hỗn hợp của bordeaux (thuốc diệt nấm) và nematicide.
Đồng hidroxit đôi khi được sử dụng như chất màu cho gốm.
Bài tập Đồng hidroxit
Bài 1: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng cho đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn và thu được chất rắn P và 1 hỗn hợp khí Q. Cho chất rắn P này phản ứng vừa đủ với 20ml HCl 1M.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thể tích khí N2 (đktc) tạo thành được sau phản ứng
Giải:
a. Phương trình: 2NH3 + 3CuO ⟶ N2+ 3Cu + 3H2O (t0) (1)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (2)
b. Ta có : nCuO ban đầu = 0,04 mol và nHCl= 0,02 mol
Ta có: nCuO của (2) = ½ nHCl = 0,01 mol
Suy ra, nCuO của (1) = nCuO - nCuO (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 mol
Nên nN2=⅓ nCuO (1) = 0,01 mol
Vậy VN2=0,224 lít
Bài 2: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400g dung dịch CuCl2 6.75%
a. Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích của NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
b. Khi kết tủa tan hết thì thể tích của NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
Giải:
Ta có: nCuCl2 = 400.6,75/100.135 = 0,2 mol
Phương trình: CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl (1)
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (2)
a. Khi lượng kết tủa cực đại thì chỉ xảy ra phản ứng (1) => nNH3 = 0,2.2 = 0,4 mol => VNH3 = 0,4. 22,4 = 8,96 lít
b. Khi kết tủa tan hết xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2): nNH3 = 0,2.2 + 0,2.4 = 1,2 mol => VNH3 = 1,2. 22,4 = 26,88 lít
Bài 3: Hãy nhận biết các chất Cu(OH)2, Ba(OH)2 và Na2CO3 khi chỉ dùng duy nhất dung dịch H2SO4 loãng.
Giải:
Trích mẫu thử các dung dịch, sau đó cho lần lượt H2SO4 vào các mẫu thử. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra tương ứng với 2 nhóm:
Nhóm 1: Xảy ra phản ứng giữa H2SO4 loãng và Ba(OH)2, tạo thành kết tủa màu trắng BaSO4↓. Phương trình: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
Nhóm 2: Không xảy ra phản ứng: Cu(OH)2 và Na2CO3. Ta tiếp tục làm thí nghiệm với nhóm này bằng cách cho Ba(OH)2 vào 2 mẫu thử nhóm 2. Mẫu nào sinh ra kết tủa trắng là Na2CO3, không phản ứng là Cu(OH)2. Phương trình: Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaOH
Như vậy, chúng ta đã biết Cu(OH)2 màu gì, các tính chất và một vài dạng bài tập liên quan đến nó. Nắm được định nghĩa, tính chất, đặc điểm nhận biết của hợp chất này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình giải bài tập sau này.