Nội dung bài viết
1. Khối cầu là gì?
Khối cầu là một khối đặc biệt trong hình học không gian, nó có tính đối xứng về tất cả các trục và tâm. Một cách đơn giản, khối cầu là tập hợp các điểm trong không gian 3 chiều sao cho khoảng cách từ mỗi điểm đến tâm của khối đều bằng r, với r là bán kính của khối cầu.
Khối cầu là một khối đặc biệt trong hình học không gian
✍ Xem thêm: Tổng hợp công thức tính thể tích các hình khối
2. Cách tính diện tích hình cầu
Diện tích bề mặt của hình cầu được tính bằng cách lấy tích bình phương bán kính nhân với 4 Pi (π). Công thức được biểu diễn như sau:
Diện tích bề mặt hình cầu: S = 4 x π x r^2
Trong đó, π là hằng số Pi ( ≈ 3.14159) và r là bán kính của hình cầu
Bài tập ví dụ:
Giả sử chúng ta có một hình cầu với bán kính r=5 cm. Để tính diện tích bề mặt của hình cầu này, chúng ta áp dụng công thức:
Diện tích bề mặt S = 4 x π x r^2 = 4 x π x 25 = 100 x π ≈ 314.16 cm2
Diện tích hình cầu bằng bình phương bán kính nhân 4 Pi
✍ Xem thêm: Công thức tính diện tích hình tròn | Các dạng bài tập liên quan
3. Cách tính thể tích hình cầu
Thể tích của hình cầu được tính bằng cách lấy tích lập phương bán kính nhân với 4/3 Pi (π). Công thức được biểu diễn như sau:
Thể tích hình cầu: V = 4/3 x π x r^3
Bài tập ví dụ:
Cho một hình cầu với bán kính r=3 cm. Để tính thể tích của hình cầu này, chúng ta sẽ sử dụng công thức:
Thể tích hình cầu V =4/3 x π x 3^3 = 4/3 x π x 27= 36 x π ≈ 113.1 cm3
Thể tích hình cầu bằng lập phương bán kính nhân 4/3 Pi
✍ Xem thêm: Quy đổi đơn vị đo thể tích
4. Các dạng bài tập thường gặp về tính diện tích hình cầu
Dạng 1: Tính diện tích khi biết bán kính
Bài tập: Tính diện tích bề mặt của hình cầu có bán kính r = 4 cm.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính diện tích hình cầu 4 x π x r^2:
Diện tích = 4 x π x 4^2 = 4 x π x 16 = 64 x π ≈ 201.06 cm2
Dạng 2: Tính diện tích khi biết thể tích
Bài tập: Một hình cầu có thể tích là 268π cm3. Tính diện tích bề mặt của nó.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính thể tích hình cầu 4/3 x π x r^3 = 268π để tìm bán kính:
Kết quả thu được r ≈ 5.855cm
Sau đó, áp dụng công thức tính diện tích: 4 x π x r^2:
Diện tích = 4 x π x (5.855)^2 ≈ 4 x π x 34.281 = 432.37 cm2
Dạng 3: Tính diện tích khi biết đường kính
Bài tập: Hình cầu có đường kính 14 cm. Tính diện tích bề mặt của nó.
Hướng dẫn giải:
Chia đường kính cho 2 để có bán kính r = 14/2 =7 cm, rồi áp dụng công thức tính diện tích:
Diện tích = 4 x π x 7^2 = 4 x π x 49 = 196 x π ≈ 615.75 cm2
5. Các dạng bài tập thường gặp về tính thể tích hình cầu
Dạng 1: Tính thể tích khi biết bán kính
Bài tập: Một hình cầu có bán kính r=4 cm. Tính thể tích của hình cầu này.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính thể tích hình cầu 4 x π x r^3:
Thể tích = 4 x π x 4^3 = 34 x π x 64 ≈ 268.1 cm3
Dạng 2: So sánh thể tích hai hình cầu
Bài tập: Cho hai hình cầu có bán kính r1 = 3cm và r2 = 5 cm. Hình cầu nào có thể tích lớn hơn và bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải:
Tính thể tích của hai hình cầu và so sánh.
V1 = 4 x π x r1^3 ≈ 113.09
V2 = 4 x π x r2^3 ≈ 523.59
So sánh: Thể tích hình cầu số 2 lơn hơn thể tích hình cầu số 1 khoảng 4.63 lần.
Dạng 3: Hình cầu và lăng trụ
Bài tập: Một hình cầu được chứa hoàn toàn bên trong một lăng trụ vuông có đáy là hình vuông cạnh a = 10 cm và chiều cao h=10 cm. Tìm bán kính lớn nhất của hình cầu.
Hướng dẫn giải:
Bán kính lớn nhất của hình cầu sẽ bằng một nửa chiều cao của lăng trụ (hoặc một nửa cạnh của hình vuông).
r = h/2 = 10/2 = 5
Trên đây là toàn bộ nội dung về công thức tính diện tích và thể tích hình cầu. Mong rằng bài viết này của Viện đào tạo Vinacontrol đã cung cấp những thông tin hữu ích tới việc học tập của bạn.
Tham khảo các công thức toán học khác:
✍ Xem thêm: Quy đổi đơn vị đo thể tích
✍ Xem thêm: Công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật
✍ Xem thêm: Công thức tính diện tích hình chữ nhật
✍ Xem thêm: Công thức tính diện tích hình vuông và Bài tập có lời giải