Công suất là gì? Đơn vị và công thức tính công suất
Ngày:22/05/2023 lúc 10:49AM
Công suất là đơn vị quen thuộc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhằm xác định hiệu quả hoạt động quá trình. Đây là chỉ số quan trọng để căn cứ lựa chọn thiết bị, máy móc phù hợp cũng như quy đổi để xác định các giá trị tương đương. Tuy nhiên, có khá ít người hiểu rõ: Công suất là gì? Đơn vị công suất có ý nghĩa như thế nào?
Bạn đọc quan tâm, hãy cùng NGUYENGIANG.VN tìm hiểu về công suất, đơn vị và công thức tính của công suất.Thông số công suất được sử dụng đo đạc và tính toán nhiều đại lượng. Vậy, công suất là gì?
Công suất là gì?
Công suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy, được xác định trong 1 khoảng thời gian nhất định. Công suất trong tiếng anh là Wattage, trong tiếng latin là Patesta. Có nghĩa, công suất càng lớn thì công thực hiện được trong một kỳ càng lớn.
Có thể hiểu đơn giản, công suất là thông số hiển thị đại diện cho sức mạnh của điện năng mà thiết bị tiêu thụ hay mức tiêu tốn năng lượng là bao nhiêu, trong lĩnh vực điện.
Đơn vị của công suất
Theo hệ đo lường quốc tế, công suất được đo lường bằng đơn vị W. Đơn vị công suất W được lấy tên của nhà phát minh ra đại lượng vật lý này Jame Watt. Theo đó, 1W = 1J/1s. Một số đơn vị khác như Kw, Mw, mW.
Ngoài ra, công suất còn được xác định bằng các đơn vị đo lường khác như Mã lực HP. Theo quy ước:
- Tại Anh 1HP = 0.746kW.
- Tại Pháp 1HP = 0.736kW.
Trong lĩnh vực điện, đơn vị đo công suất được xác định là KVA hay KiloVoltAmpe. Theo đó, 1KVA = 1000VA.
Ý nghĩa thông số công suất trong các lĩnh vực
Vậy, ý nghĩa của thông số công suất trong các lĩnh vực cụ thể như thế nào? Cụ thể, dựa trên thông số công suất, bạn sẽ biết được các thông tin sau:
Mức tiêu thụ điện của thiết bị trong vòng 1 giờ: trên các thiết bị điện đều có ghi mức công suất tiêu thụ điện. Ví dụ, máy xây 300w, thì nếu máy hoạt động liên tục trong vòng 1 giờ thì số điện tiêu thụ sẽ là 0.3Kw. Từ đó, người dùng có thể tính toán được lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng, của các thiết bị điện trong nhà là bao nhiêu và xác định được số tiền phải trả cho điện lực.
Dựa trên thông số P hiển thị trên mỗi thiết bị, người dùng sẽ biết được thiết bị nào tiêu thụ điện năng nhiều nhất, nên tắt và sử dụng đồ điện trong nhà như thế nào cho hiệu quả và an toàn.
Dựa trên công suất định mức trên mỗi thiết bị điện, để xác định được khả năng hoạt động của chúng và lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu.
Ý nghĩa trong kỹ thuật cơ khí, công suất cho thấy khả năng vận hành của động cơ trong một kỳ. Điều này cho thấy khả năng tăng tốc, hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị có đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc hay không.
Công thức tính công suất chuẩn
Vậy, công suất sẽ được tính theo công thức như thế nào? Tùy theo từng loại công suất đo lường thiết bị như thế nào mà sử dụng công thức để xác định P chính xác.
Công thức tính công suất điện chung
Công suất điện của một đoạn mạch là tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Công thức được xác định bằng công thức sau:
P = A / t = U*I
Trong đó:
- A là năng lượng điện tiêu thụ (Jun / J).
- t là thời gian tiêu thụ năng lượng điện hay thời gian dòng điện chạy qua (giây / s).
- U là hiệu điện thế của dòng điện, ở 2 đầu đoạn mạch (Vôn / V).
- I là cường độ trung bình của dòng điện chạy qua mạch (Ampe / A).
Công thức tính công suất cơ
Chuyển động cơ học: P = (F x Δs)/Δt = F x v
Trong đó:
- P: Công suất
- F: Độ lớn lực tác dụng
- v: Vận tốc chuyển động
- Thời gian Δt và khoảng cách Δs
Đối với chuyển động tròn: P= (M x Δφ)/Δt = M x φ
Trong đó:
- P: Công suất
- M: Tác dụng của mômen M
- φ (omega): tốc độ góc
- Thời gian Δt và góc quay Δφ
Công suất cơ giúp người dùng đánh giá được năng suất hoạt động của thiết bị máy móc. Dựa trên số liệu công suất cơ mà chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn được loại máy móc phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Công suất điện
- Mạch không điện trở: P = A/t = U x I
- Mạch có điện trở: P = I2 x R = U2/R
Trong đó:
- U: Điện thế hai đầu đoạn mạch (V)
- I: Cường độ của dòng điện chạy trong mạch (A)
- R: Độ lớn điện trở (Om)
- t: Thời gian (s)
Nhờ có công suất điện, ta có thể tính được mức độ tiêu thụ điện năng. Công suất tiêu thụ càng lớn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Vì thế chúng ta càng cần đưa ra những biện pháp điều chỉnh mức độ tiêu thụ cho phù hợp.
>> XEM THÊM:
- Cảm ứng từ là gì? Công thức tính và ứng dụng của cảm ứng từ
- Dòng điện 1 chiều là gì? Công thức tính và ứng dụng thực tế